HÓA CHẤT KHỬ MÀU NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Hóa chất khử màu nước thải dệt nhuộm - Đặc điểm nguồn thải
Nước thải dệt nhuộm là sự phối hợp, tổng hợp nước thải phát sinh từ tất cả các công đoạn hồ sợi, nấu tẩy, tẩy trắng, làm bóng sợi, nhuộm in và hoàn tất. Theo phân tích của các chuyên gia tư vấn, trung bình, một nhà máy dệt nhuộm sử dụng một lượng nước đáng kể, trong đó, lượng nước được sử dụng trong các công đoạn sản xuất chiếm 72,3%, chủ yếu là trong công đoạn nhuộm và hoàn tất sản phẩm. Tìm hiểu thực tế, tra cứu tài liệu cho thấy hai yếu tố là lượng nước thải và thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải, ngành dệt nhuộm được đánh giá là ô nhiễm nhất trong số các ngành công nghiệp.
Hóa chất khử màu nước thải dệt nhuộm - Quá trình oxy hóa
Nhìn chung, phương pháp xử ly nước thải dệt nhuộm được áp dụng phổ biến ở các cơ sở dệt nhuộm ở nước ta hiện nay chủ yếu là phương pháp hóa học, sử dụng acid trung hòa kiềm và các chất tạo PƯ OXHK. Để xử lý nước thải có hiệu quả, công tác nghiên cứu cần phải xác định rõ các yếu tố cơ bản như đặc điểm công nghệ sản xuất, chỉ dẫn tiết & hướng dẫn cụ thể các loại hóa chất sử dụng trong từng công đoạn. Tuy nhiên trong nước thải có những chất dễ phân giải vi sinh như bột sắn dùng hồ sợi dọc, những chất khó phân giải vi sinh như poly vinyl axetat, thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm hoạt tính và các chất dùng để tẩy trắng vải. Có những chất chỉ có thể oxy hóa bằng phương pháp hóa học, không thể phân giải bằng vi sinh.
Hóa chất khử màu nước thải dệt nhuộm - Các loại hóa chất sử dụng
Trong quá trình sản xuất có rất nhiều hóa chất độc hại được sử dụng để sản xuất tạo màu: như là phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất ôxy hoá….Các chất này thường có chứa các ion kim loại hòa tan, hay kim loại nặng rất khó phân hủy trong môi trường, có thể gây ô nhiễm môi trường trầm trọng trong thời gian dài. Nếu chưa được xử lý và xử lý chưa đạt QCVN mà thải ra ngoài thì các hóa chất này có thể giết chết vi sinh vật xung quanh, làm chết cá và các loại động vật sống dưới nước, các chất độc này còn có thể thấm vào đất, tồn tại lâu dài và ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm và bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến đời sống của con người.