Thiết bị diệt khuẩn Ozone (Dùng trong Hệ thống Xử lý nước & hệ thống xử lý nước thải)
Máy ozone được sản xuất như thế nào
■ Trong tự nhiên ozone được hình thành do 2 cơ chế phổ biến sau:
■ Cơ chế UV: Khi có tác dụng của tia UV bước sóng ngắn ~190 nm các phân tử O2 được chuyển hóa thành ozone. Thường ozone hiện diện rất nhiều nơi quanh ta nhưng nồng độ thấp nên khó phát hiện. Phần lớn ozone được tạo ra theo cơ chế này nằm ở tầng ozone vì nơi đó hội đủ yếu tố như nhiệt độ thấp và cường độ UV cao.
■ Cơ chế Tia lửa điện: do có tác dụng của điện trường cao kích thích làm phân tử oxy chuyển thành phần tử O3.
■ Bắt chước 2 cơ chế này con người đã tạo ra máy ozone. Vậy trên thị trường có 2 lọai máy ozone có nguyên lý khác nhau. Máy ozone được sản xuất theo cơ chế UV thường đơn giản rẻ tiền nhưng có nồng độ ozone thấp thích hợp cho việc khử mùi không khí và khử mùi nước hồ bơi. Không thích hợp cho khử trùng nước vì có năng suất thấp và nồng độ hòa tan vào nước thấp.
■ Máy ozone dùng nguyên lý tia lửa điện (phóng điện êm hay CORONA) được sử dụng cho các ứng dụng có nồng độ ozone cao, năng suất ozone lớn tuy nhiên máy phức tạp. Máy ozone theo nguyên lý này có nồng độ lên đến 10% và có thể hòa tan vào nước với hiệu suất lên trên 95%. Máy thường được dùng cho xử lý nước cấp, nước thải và các ứng dụng oxy hóa như công nghệ tẩy trắng giấy… Máy có kết cấu phức tạp nên giá thành cao hơn. Bộ phận làm khô không khí hoặc bộ phận làm giàu không khí, bộ phận tạo điện áp cao, bộ phận sinh ozone…
Đo máy ozone như thế nào?
■ Ozone là chất khí có mùi tanh khi ở nồng độ thấp, phần lớn con người có thể phát hiện ozone khi nồng độ 0.5ppm trong không khí. Trong khi các máy ozone thương mại có nồng độ ozone >2% riêng máy ozone của cty OBM có nồng độ lên tới 10% do đó bằng mũi thường chúng ta khó phân biệt máy mạnh hay máy yếu. Phải có thiết bị đo. Thiết bị đo máy ozone gồm 2 phần: phần đo lưu lượng khí ozone và phần đo nồng độ khí ozone. Ví dụ máy ozone 20g của chúng tôi: có lưu lượng khí ozone là 0.3m3/h và nồng độ ozone tại thời điểm đó là 70g/m3 vậy năng suất máy là: 0.3*70=21[g/h]. Máy này có năng suất là 21 gam giờ ở nồng độ 70g/m3. Nồng độ máy ozone phải đo bằng máy chuyên dụng. Hiện nay chúng tôi có thiết bị đo máy ozone nhập từ Mỹ nên có độ chính xác cao.
Đo nồng độ ozone trong nước:
■ Đo độ hòa tan ozone trong nước có 2 phương pháp phổ biến là:
■ Đo bằng phương pháp quang phổ hấp thụ hoặc đơn giản hơn là phương pháp so màu. Người ta dùng bộ test kit để đo nồng độ ozone hòa tan của ozone trong nước đây là phương pháp rẻ tiền nhất. Mỗi bộ đo có giá lá 1.7 triệu VNĐ.
■ Phương pháp đo thế oxy hóa khử ORP. Đây là thiết bị đo trung gian để tính ra nồng độ ozone. Máy đo có giá từ 7-30 triệu đồng, ví dụ khi đo nước tinh khiết có pH=7.5 và thế oxy hóa =870mV thì tương đương với nồng độ 0.4ppm.
Làm sao tăng hiệu suất hòa tan của ozone vào nước:
■ Có rất nhiều phương pháp nhưng công ty CAMIX giới thiệu phương pháp injector là phương pháp phổ biến cho lưu lượng hòa trộn ozone dưới 200m3/h như sau:
■ Bước 1 : Xác định nồng độ ozone mong muốn, ví dụ nồng độ là 0.4ppm (nồng độ này có khả năng diệt khuẩn tốt trong 4 phút khí CT>1.6).
■ Bước 2 : Chọn hiệu suất hòa tan, ví dụ bạn muốn hiệu suất hòa tan ozone là: 80%.
■ Từ 2 yếu tố trên ta chọn máy có nồng độ ozone phù hợp.
■ Bước 3 : Chọn nồng độ máy ozone cho phù hợp.
■ Bước 4 : Chọn Bể trộn: để diệt khuẩn 4log hay 99.99% thì chọn CT>1.6 hay T=4phút (vì C đã chọn là 0.4ppm).
■ Vậy thời gian lưu phải là: 200/60*4=13.3m3.
■ Bước 5 : Chọn máy ozone.
■ Hiệu suất hòa tan là 80%, lưu lượng hòa trộn ozone là 200m3/h. Nồng độ ozone 0.4ppm.
■ Lượng ozone theo lý thuyết là: 200/0.8*.4= 100[g/h].
■ Bạn có thể nhân hệ số an tòan 1.5 (tùy theo lọai nước ).
■ Vậy máy ozone là 150g/h ở nồng độ là 120g/m3 máy này là máy ozone OBM 0300.
■ Máy có năng suất 300g/h ở nồng độ 70g/m3.
■ Và có 150g/h ở nồng độ 120g/m3.
■ Bước 6 : Chọn thiết bị bơm trộn.
■ Bước 7 : Chọn injector.
■ Ở đây để đơn giản thông số trong bình trộn lấy áp suất 1 bars.
ỨNG DỤNG THIẾT BỊ DIỆT KHUẨN OZONE
■ Được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp & dân dụng… cho các nhà máy, xí nghiệp, trang trại, nông trại, tòa nhà… để bảo quản rau quả, thực phẩm, đặc biệt là khử trùng, khử tảo có trong nước hay dịch lỏng khác… thường được dùng phổ biến trong hệ thống xử lý nước & hệ thống xử lý nước thải.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT THIẾT BỊ DIỆT KHUẨN OZONE
■ Năng suất: Từ 1g/h – 20g/h.
■ Áp lực khí: Từ 0.02Mpa.
■ Nhiệt độ môi trường: <40ºC.
■ Độ ẩm môi trường: <80%.
■ Công suất điện: Từ 100-200W.
■ Trọng lượng: Từ 8 – 12kg.
■ Kích thước: Từ 270x180x380mm – 380x480x200mm.
HÃNG SẢN XUẤT/LẮP RÁP THIẾT BỊ DIỆT KHUẨN OZONE
■ Đa dạng các hãng SX: SITECH, ROMANS, CAMIX….
XUẤT XỨ THIẾT BỊ DIỆT KHUẨN OZONE
■ Đa dạng xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam…