Dây chuyền công nghệ

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải nhà máy đóng tàu

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải nhà máy đóng tàu (Model: SHI.S-01)

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG:
 

Nước thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất và nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh và từ những khu sinh hoạt của công nhân tự chảy theo các đường ống được bố trí theo cao trình đổ vào mương tách rác (B01). Tại đây rác thải có kích cỡ lớn gồm: giấy, vải vụn, lá cây, nylon…  bị giữ lại trong mương chắn rác nhờ đó tránh bị tắc bơm, đường ống, kênh dẫn, đảm bảo an toàn và thuận lợi cho cả hệ thống xử lý. Lượng rác này được lấy ra khỏi mương chắn rác bằng hệ thống tự động và được chứa vào bồn CS01, sau đó được thu gom lại và đưa đến khu vực xử lý.

 

Từ mương tách rác nước thải được cho chảy tự nhiên nhờ vào trọng lực qua mương tách dầu (B02), với cấu tạo chuyên biệt,  nước thải bị phân tách làm 3 lớp:

    • Lớp nhẹ nổi trên bề mặt bao gồm: dầu, mỡ, rác, bọt xốp…
    • Lớp trung gian ở giữa mà thành phần chính là nước thải tương đối đồng nhất.
    • Lớp cặn lắng dưới đáy bao gồm: bùn, đất, cát…

Lớp nhẹ nổi lên trên cũng như lớp cặn lắng dưới đáy sẽ được hút bỏ định kỳ bằng xe bồn chuyên dụng. Còn lớp ở giữa sẽ chảy tự nhiên nhờ trọng lực sang hố thu (B03).

 

Từ hố thu (B03), nước thải sau đó được bơm lên bể điều hòa (B04) bởi 1 trong 2 bơm P03.01 & P03.02 (1 bơm chạy, 1 bơm dự phòng và hoạt động luân phiên).

 

Một dàn ống sục khí được bố trí dưới đáy bể điều hòa (B04) với mục đích là khuấy trộn, tại đây nước thải được trộn lẫn, làm đồng đều các thành phần (BOD, COD, pH, N, P, Nhiệt độ…) cũng như ổn định lưu lượng trước khi cấp vào hệ thống xử lý vi sinh hiếu khí bởi 2 bơm P04.01 & P04.02. Do tính chất nước thải thay đổi theo từng giờ sản xuất và tùy vào tính chất nước thải của từng công đoạn nên bể điều hòa rất cần thiết trong việc điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải, làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định liên tục cho các công trình phía sau, tránh sự cố quá tải. Ngoài ra bể điều hòa còn có mục đích là giảm bớt sự dao động hàm lượng các chất bẩn trong nước thải, làm giảm và ngăn cản lượng nước thải có nồng độ các chất độc hại cao đi trực tiếp vào các công trình xử lý sinh học.

 

Hoạt động của bể vi sinh/lắng kết hợp: Tại pha sục khí của bể vi sinh, nước thải được trộn đều với không khí được cấp từ ngoài vào qua dàn đĩa phân phối khí dưới đáy bể bằng 2 máy thổi khí (AB05.01 & AB05.02), hỗn hợp khí và nước được trộn lẫn với bùn vi sinh nhờ máy khuấy chìm đồng thời quá trình xử lý BOD, nitơ, photpho và các chất trong nước thải diễn ra mạnh mẽ. Sau một thời gian nhất định quá trình chuyển sang pha lắng, tại đây khí được ngừng cung cấp vào bể tạo môi trường yên tĩnh và với khả năng lắng nhanh dựa vào trọng lực, bùn vi sinh sẽ lắng xuống đáy bể để lại lớp nước trong phía trên. Lớp nước này sau đó được xả xuống bể khử trùng thông qua thiết bị thu nước bề mặt có cấu tạo đặc thù.

 

Tại bể khử trùng nước sau khi xử lý vi sinh vẫn còn chứa một hàm lượng vi khuẩn nhất định sẽ được hòa trộn với dung dịch nước chlorine (nồng độ 6-9 ppm) và lưu trong thời gian 30 phút để khử trùng (chủ yếu là vi khuẩn đường ruột coliform). Cuối cùng nước thải đã xử lý sẽ chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực hoặc tập trung vào bể chứa để tái sử dụng (tưới cây, rửa đường, nuôi cá…).

 

Bùn vi sinh dư được bơm ra định kỳ và tập trung lại bể chứa bùn. Tại đây cùng với thời gian, bùn vi sinh sẽ bị phân hủy thành nước dơ & xác bùn. Nước dơ sẽ được xử lý theo chu trình, còn xác bùn cùng với các cặn lắng khác sẽ được hút bỏ bằng xe bồn chuyên dụng, định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần.

 
HÌNH ẢNH THAM KHẢO:
 
Mương tách mỡ nước thải nhà máy đóng tàu

Hố thu nước thải nhà máy đóng tàu

Bể điều hòa nước thải nhà máy đóng tàu
MƯƠNG TÁCH MỠ/LẮNG CẶN

HỐ THU

BỂ ĐIỀU HÒA
     
Bể vi sinh nước thải nhà máy đóng tàu

Bể khử trùng nước thải nhà máy đóng tàu

Bể chứa bùn nước thải nhà máy đóng tàu
BỂ VI SINH

BỂ KHỬ TRÙNG

BỂ CHỨA BÙN
 

9/101644