Công nghệ
- Công nghệ xử lý nước thải
- Công nghệ xử lý nước
- Công nghệ keo tụ - tạo bông
- Công nghệ lắng & tuyển nổi
- Công nghệ lọc
- Công nghệ làm mềm
- Công nghệ khử sắt & mangan
- Công nghệ khử trùng
- Công nghệ khử mùi & vị
- Công nghệ khử khí oxy hòa tan
- Công nghệ khử mặn và khử muối trong nước
- Công nghệ trao đổi flo
- Công nghệ khử flo
- Công nghệ khử H2S và HS
- Công nghệ khử axit silic
Trung hòa (trong Hệ thống Xử lý nước thải)
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hyđrô (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Trong các hệ dung dịch nước, độ hoạt động của ion hiđrô được quyết định bởi hằng số điện ly của nước (Kw) = 1,011 × 10−14 ở 25 °C và tương tác với các ion khác có trong dung dịch. Do hằng số điện ly này nên một dung dịch trung hòa (độ hoạt động của các ion hiđrô cân bằng với độ hoạt động của các ion hiđrôxít) có pH xấp xỉ 7. Các dung dịch nước có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm.
Nước thải thường có pH không thích hợp cho các quá trình xử lý sinh học hoặc thải ra môi trường, do đó nó cần phải được trung hòa (pH=7):
■ Nếu nước thải có tính axit (pH<7), cần phải bổ sung kiềm.
■ Nếu nước thải có tính kiềm (pH>7), cần phải bổ sung axit.
HÌNH ẢNH THAM KHẢO