Khử trùng bằng tia cực tím (Công trình Xử lý nước thải)
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Tia cực tím (UV) là tia bức xạ điện từ có bước sóng khoảng 4 - 400 nm (nanometer). Độ dài sóng của tia cực tím nằm ngoài vùng phát hiện, nhận biết của mắt thường. Dùng tia cực tím để tiệt trùng không làm thay đổi tính chất hóa học và lý học của nước.
Tia cực tím tác dụng làm thay đổi DNA của tế bào vi khuẩn, tia cực tím có đô dài bước sóng 254 nm, có khả năng diệt khuẩn cao nhất. Trong các nhà máy xử lý nước thải, dùng đèn thủy ngân áp lực thấp để phát tia cực tím, loại đèn này phát ra tia cực tím có bước sóng 253,7 nm, bóng đèn đặt trong hộp thủy tinh không hấp thu tia cực tím, ngăn cách đèn và nước thải. Đèn được lắp thành bộ trong hộp đựng có vách ngăn phân phối để khi nước chảy qua hộp, được trộn đều để cho số lượng vi khuẩn đi qua đèn trong thời gian tiếp xúc ở hộp là cao nhất. Lớp nước đi qua đèn có độ dày khoảng 6 nm, năng lượng tiêu thụ từ 6.000 – 13.000 microwat/s. Các loại đèn thủy ngân áp lực thấp sản xuất tia cực tím hiện nay có thể phát ra công suất 30.000 microwat/s độ bền 3.000 giờ đến 8.000 giờ.
Nhượt điểm của tia cực tím:
■ Chi phí vận hành cao.
■ Độ vẩn đục của nước và chất nhờn bám vào đèn có thể ngăn cản tia cực tím tác dụng vào vi khuẩn, do đó hiệu quả tiệt trùng thấp.
Các thực nghiệm gần đây cho kết quả:
Nước thải có hàm lượng cặn lơ lửng SS ≤50 mg/l, sau khi đi qua hộp đèn cực tím với tiêu chuẩn năng lượng nêu trên cho kết quả: trong nước còn 200 coliform/100 ml. Kết quả này khích lệ việc nghiên cứu để áp dụng đèn cực tím nhiều hơn nữa.
HÌNH ẢNH THAM KHẢO