Công nghệ

Công nghệ vi sinh hiếu khí dính bám có giá thể ngập chìm trong nước (Xử lý nước thải)

 

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

 

Từ đầu những năm 1990 đến nay, các nhà khoa học trong lĩnh vực xử lý nước thải đã nghiên cứu và áp dụng thành công vào sản xuất công nghệ lọc sinh học có lớp vật liệu lọc ngập trong nước. Ở Mỹ, pháp, Úc công nghệ  này đã áp dụng để xử lý nước thải sinh hoạt và công nghệ thực phẩm công suất 40.000 m3/ngày đưa vào vận hành từ 1994. 

 

 Cấu tạo : xem hình trên.

 Quy trình vận hành:

 

Nước thải đã qua bể lắng đợt một được bơm lên máng phân phối 1, theo dàn ống 2 phân phối đều trên diện tích đáy bể, nước được trộn đều với không khí cấp từ ngoài vào và qua dàn ống phân phối 6. Hỗn hợp khí nước đi cùng chiều từ dưới lên qua lớp vật liệu lọc. Trong lớp vật liệu lọc xảy ra quá trình khử BOD và chuyển hóa NH+4 thành NO3- lớp vật liệu lọc có khả năng giữ lại cặn lơ lửng. Nước trong được thu vào máng 4 theo ống 5 đi ra ngoài. Nếu muốn khử BOD , NO3-  và P, nên lọc từ 2 bậc trở lên, ở bậc lọc cuối , dàn phân phối khí đặt vào giữa lớp vật liệu lọc ở cao độ sao cho lớp vật liệu lọc nằm dưới dàn phân phối khí có đủ thể tích là vùng thiếu khí (Anoxic) để khử NO3-  và P. Độ chênh mực nước giữa các bể lọc làm việc nối tiếp ∆H =0.5 m.

 

Khi tổn thất trong lớp vật liệu lọc đạt đến trị số 0.5 m thì xả rửa bể lọc bằng cách đóng van nước vào, đóng van cấp khí, đóng, mở van xả rửa 3 lần, mỗi lần từ 30 - 40 giây, cường độ rửa lọc 12- 14 l/sm2. Độ dãn nở của vật liệu C= 40%. Quy trình gió nước cùng chiều và đi từ dưới lên cho hiệu quả xử lý cao, tổn thất ít. Khác với quy trình gió nước ngược chiều, nước đi từ trên xuống, gió đi từ dưới lên, tổn thất thủy lực qua lớp lọc tăng cao, hiệu quả xử lý không tốt hơn quy trình cùng chiều.

 

HÌNH ẢNH THAM KHẢO

 

 

9/101644