Công nghệ
- Công nghệ xử lý nước thải
- Công nghệ xử lý nước
- Công nghệ keo tụ - tạo bông
- Công nghệ lắng & tuyển nổi
- Công nghệ lọc
- Công nghệ làm mềm
- Công nghệ khử sắt & mangan
- Công nghệ khử trùng
- Công nghệ khử mùi & vị
- Công nghệ khử khí oxy hòa tan
- Công nghệ khử mặn và khử muối trong nước
- Công nghệ trao đổi flo
- Công nghệ khử flo
- Công nghệ khử H2S và HS
- Công nghệ khử axit silic
Bể nén bùn (Công trình Xử lý nước thải)
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Bể cô đặc trong lực làm việc như bể lắng đứng hình tròn. Dung dịch cặn loãng đi vào buồng phân phối đặt ở tâm bể, cặn lắng xuống được lấy ra từ đáy bể, nước được thu bằng máng vòng quanh chu vi bể đưa trở lại khu xử lý.
Trong bể đặt máy gạt cặn để gạt cặn ở đáy bể về hố thu trung tâm. Để tạo ra các khe hở cho nước chuyển động lên trên mặt, trên tay đòn của máy cào cặn gắn các thanh dọc ( bằng gỗ hay bằng thép), khi máy đào chuyển động quanh trục, hệ thanh dọc này khuấy nhẹ khối cặn, nước trào lên trên làm cho cặn đặc hơn.
Chiều cao bể thường chọn từ 3 – 3,7 m.
Ngăn phân phối trung tâm có đường kính bằng 20% đường kính bể và chiều cao từ 1 – 1,25m.
Diện tích để xác định theo tải trọng cặn ( kg/m2) ngày phụ thuộc vào từng loại cặn cần cô đặc. Sau đó kiểm tra theo tải trọng dung dịch cặn đưa vào bể nằm trong khoảng từ 24 – 30 m3/m2.ngày là được.
Thể tích bể kiểm tra theo thời gian lưu cặn trong bể từ 0,5 – 20 ngày, ở nơi nóng ẩm lấy trị số nhỏ. Thời gian lưu cặn bằng thể tích vùng chứa cặn ( thường có chiều cao từ 1,7 – 2,4 m) chia cho lưu lượng cặn rút ra khỏi bể hàng giờ trong ngày.
HÌNH ẢNH THAM KHẢO